Act and deed
|
: hành vi
|
All and every
|
: tất cả, mọi
|
Alter, amend, modify, or change
|
: sửa đổi, chỉnh lý
|
Any and all
|
: bất kỳ (... nào), tất cả
|
Assign and transfer
|
: chuyển nhượng
|
Assume and agree
|
: cho rằng (là đúng), đồng ý
|
Authorize and empower
|
: ủy quyền
|
Bind and obligate
|
: bắt buộc (... có nghĩa vụ)
|
By and between
|
: giữa (các bên)
|
By and under
|
: bởi (do)
|
By and with
|
: với (và)
|
Cease and come to and end
|
: ngưng (ngừng, chấm dứt)
|
Costs and expenses
|
: chi phí
|
Covenant and agree
|
: đồng ý (nhất trí)
|
Cover, embrace, and inlcude
|
: bao gồm
|
Deemed and considered
|
: được coi là
|
Due and payable
|
: phải trả
|
Each and all
|
: mỗi, tất cả, mọi
|
Each and every
|
: mỗi, mọi
|
Effective and valid
|
: có hiệu lực
|
Entirely and completely
|
: hoàn toàn
|
Final and conclusive
|
: sau cùng
|
Finish and complete
|
: hoàn thành
|
Fit and suitable
|
: thích hợp
|
For and in/on behalf of
|
: thay mặt cho
|
For and in consideration of
|
: xét (về), để đáp lại
|
Force and effective
|
: hiệu quả, hiệu lực
|
For and during the period of
|
: trong thời gian
|
From and after
|
: từ (kể từ khi)
|
Full and complete
|
: đầy đủ
|
Full force and effect
|
: có hiệu quả
|
Furnish and supply
|
: cung cấp
|
Give and grant
|
: cho, cấp
|
Give, devise, and bequeath
|
: để lại
|
Have and obtain
|
: có được
|
Hold and keep
|
: giữ
|
Keep and maintain
|
: duy trì, giữ,
|
Kind and nature
|
: loại
|
known and described as
|
: được mô tả như
|
Laws and acts
|
: luật pháp
|
Make and conclude
|
: ký kết
|
Make and enter into
|
: ký kết và bắt đầu thực hiện
|
mean and refered to
|
: được đề cập
|
Modify and change
|
: thay đổi
|
Null and no effect/force/value
|
: không có giá trị
|
Null and Avoid
|
: không có giá trị
|
of and concerning
|
: về
|
Over and Above
|
: trên
|
Power and Authority
|
: quyền hạn
|
Request and require
|
: yêu cầu, đòi hỏi
|
Save and except
|
: ngoại trừ, trừ
|
Sole and exclusive
|
: độc quyền, duy nhất
|
Terms and conditions
|
: điều khoản và điều kiện
|
True and Correct
|
: chính xác, đúng
|
Type and Kind
|
: loại
|
Under and Subject to
|
: theo
|
Understood and Agreed
|
: được tin là, được đồng ý (nhất trí)
|
When and as
|
: khi
|
When and if
|
: nếu, khi, trong trường hợp
|
Willfully and Knowingly
|
: có chủ tâm, cố ý
|
With regard to and in connection with
|
: về, có liên quan đến
|
Thứ Tư, 26 tháng 9, 2012
TỪ VÀ CỤM TỪ TIẾNG ANH THƯỜNG GẶP TRONG HỢP ĐỒNG (sưu tầm)
VẬN ĐỘNG HÀNH LANG Ở MỸ VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỚI VIỆT NAM
TRẦN ĐÌNH TUẤN
Thời
gian gần đây, vấn đề vận động hành lang (lobby) đang được quan tâm đặc
biệt ở Việt Nam. Đã có những cuộc hội thảo lớn được tổ chức về vấn đề
này. Điều đó cho thấy rằng vận động hành lang là một vấn đề quan trọng
đang ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của chúng ta.
Trên
thực tế, từ “lobby” bắt đầu xuất hiện vào khoảng năm 1840 tại Quốc hội
Anh, khi công dân Anh có quyền đến hành lang Quốc hội gặp các nghị sĩ để
bày tỏ nguyện vọng của mình. Dần phát triển và lan rộng, giờ đây ở Mỹ,
Châu Âu, Canada - được xem là những nơi mà các hoạt động lobby chuyên
nghiệp và sôi động nhất.
Tại các nước phát
triển, lobby được pháp luật thừa nhận và hoạt động công khai. Hoạt động
lobby không phải ở trong phòng họp mà ở ngoài hành lang với nhiều hình
thức phong phú. Khi Liên minh Châu Âu (EU) chọn Bruxells (Bỉ) làm trụ sở
thì dòng chảy các chuyên gia lobby cũng ồ ạt về đây bởi các công ty
biết rằng những gì diễn ra ở đây ảnh hưởng mạnh mẽ tới tương lai và
chiến lược hoạt động của họ. Các chuyên gia lobby thường hoạt động dưới
những hình thức như: văn phòng đại diện báo chí, đại diện thương mại,
văn phòng luật…
Vận động hành lang ở Mỹ
Nói
đến lobby tất yếu phải nói đến nước Mỹ. Ngày nay, từ lobby tại Mỹ chỉ
việc người dân tìm cách ảnh hưởng đến quyết định của các nhân viên chính
phủ, tới các nghị sĩ đến các nhân viên trong guồng máy hành chính bằng
nhiều cách hình thức khác nhau như gặp mặt, gửi thư, gửi các văn bản góp
ý, biểu tình. Lobby có nền tảng vững chắc trong Hiến pháp Mỹ - đó là
quyền được đề nghị với chính phủ trong Hiến pháp. Tại Mỹ, hiện có rất
nhiều công ty tư vấn về lobby. Thông thường họ là các cựu nghị sĩ. Các
tổ hợp luật chuyên về nhà nước cũng thường làm lobby. Các công ty lớn
thường có một văn phòng ngoại giao hay văn phòng liên chính phủ chuyên
về lobby. Các văn phòng này thường đặt ở thủ đô Washington D.C. Các tổ
chức phi chính phủ lớn cũng thường có một văn phòng hay chí ít là một
nhân viên chuyên về liên hệ chính phủ.
Trong
lobby ở Mỹ cũng có xảy ra tham nhũng. Vì vậy Quốc hội Mỹ tìm cách giảm
tham nhũng bằng cách yêu cầu các chuyên gia lobby (tiếng Anh là
lobbyist) đăng ký với Quốc hội trong một danh sách công khai. Luật pháp
Mỹ cấm nhân viên nhà nước nhận quà trên 25 USD. Các công ty nước ngoài
cũng có thể lobby tại Mỹ, thông thường là qua một công ty chuyên về
lobby. Đài Loan được coi là bỏ chi phí lớn nhất cho việc lobby tại Mỹ vì
họ cần Mỹ hỗ trợ trong mối quan hệ với Trung Quốc. Các công ty Trung
Đông cũng khá tốn kém về lobby khi muốn đầu tư tại Mỹ.
Hiện
trạng lobby ở Mỹ hiện nay có điểm tựa vững chắc trong lịch sử. Ngay từ
ngày lập quốc, những cha đẻ của nước Mỹ đã hình dung một xã hội dân chủ
trong đó tiếng nói của người dân phải được truyền tải một cách đầy đủ
nhất đến chính quyền. Một trong những công thần lập quốc của nước Mỹ là
ông James Madison (sau này trở thành Tổng thống thứ tư của Mỹ vào năm
1809) là người phổ biến thuyết “bàn tay vô hình” trong chính trường,
tương tự như thuyết bàn tay vô hình trong kinh tế thị trường của Adam
Smith. Theo ông, chính trường cũng như thương trường. Nếu thông tin được
lưu hành tốt thì cung sẽ gặp cầu, vì thế nhà nước có đủ thông tin
(những yêu cầu, nguyện vọng, áp lực từ dân) và cung cấp được những cái
dân cần. Từ đó, vai trò của những người vận động hành lang trong chính
trường Mỹ được xem là cần thiết như vai trò của người làm dịch vụ thông
tin, tiếp thị, môi giới… trong thương trường. Người lobby ở Mỹ có thể
đại diện cho bất cứ một cá nhân, tập thể chính trị, xã hội, kinh tế,
thương mại nào, kể cả những cá nhân, tập thể chính phủ nước ngoài, chỉ
cần điều kiện là họ đăng ký minh bạch với chính quyền Mỹ. Phần lớn những
người lobby là các quan chức hội hữu, những chuyên viên từng làm việc ở
Quốc hội, các luật sư có kinh nghiệm chuyên ngành (của thân chủ họ).
Những người lobby có tên tuổi lớn thường là những cựu Bộ trưởng, tướng
lĩnh, cố vấn hay trợ lý của tổng thống, dân biểu, thượng nghị sĩ đã từng
nắm những chức vụ chủ chốt ở Quốc hội, hoặc ngay cả những cựu Tổng Giám
đốc Cục Tình báo Trung ương Mỹ.
Pháp luật Mỹ
công nhận lobby là một hoạt động hợp pháp, công khai và được điều chỉnh
bởi 3 Bộ Luật: Luật Công khai vận động hành lang (lobbying Disclosure
Code), Bộ Luật về Ngân sách Liên bang (Internal Revenue Code) và Luật
Đăng ký đại diện cho nước ngoài (Foreign Agents Registration Act). Thực
tế, ngay cả một số cơ quan chính phủ trung ương và địa phương cũng lobby
các nhà lập pháp. Tại thủ đô Washington.D.C, lobby là một trong năm
nghề đông đảo nhất, bên cạnh các nghề: viên chức nhà nước, ấn loát, dịch
vụ pháp luật và dịch vụ du lịch. Hiện có hơn 22.000 nhóm lợi ích có tổ
chức tại Mỹ và khoảng 50.000 người đăng ký chính thức hành nghề lobby.
Các
nước đồng minh của Mỹ như: Anh, Pháp, Đức, úc, Nhật, Hàn Quốc… cũng có
một đội ngũ lobby hùng hậu ở Mỹ. Trong nhiều năm qua, Trung Quốc đã đầu
tư rất nhiều cho các hoạt động lobby ở Mỹ, do vậy đã có được mối quan hệ
tương đối tốt và ổn định với nước này, dù quan hệ song phương giữa Mỹ
và Trung Quốc luôn đặc biệt phức tạp. Singapore cũng là nước thành công
trong các hoạt động lobby tại Mỹ nhờ đội ngũ chuyên gia lobby thuộc biên
chế sứ quán nước này tại Mỹ được đào tạo rất tốt và hoạt động rất hiệu
quả.
Và một số kinh nghiệm cho Việt Nam
Để làm tốt công việc lobby ở Mỹ chúng ta cần quan tâm tới một số vấn đề sau:
Thứ nhất, công
bằng đối với người Mỹ có nghĩa “sòng phẳng” nhiều hơn là “đúng” theo
nghĩa đạo đức. Khi chính quyền Mỹ có áp lực từ Hiệp hội Thuỷ sản Mỹ
(trực tiếp hay gián tiếp qua các dân biểu của họ) và lấy lý do nào đó để
ngăn chặn một nước đưa tôm, cá vào Mỹ, mà nước xuất khẩu không có tiếng
nói và một phần lực mạnh mẽ thì phải chấp nhận thiệt thòi. Nguyên tắc
này áp dụng cho cả người Mỹ với nhau.
Thứ hai,
hoạt động lobby ở Mỹ tuy là công khai nhưng giá trị chính lại nằm ở
những hoạt động “hậu trường”, vì các cuộc gặp gỡ giữa chính phủ và chính
phủ thường có giá trị rất giới hạn. Các chính khách khi gặp nhau thường
phải giữ kẽ, phải theo bài và không quan chức nào muốn xem là vì áp lực
trực tiếp của một chính phủ khác mà phải thay đổi chính sách. Cho nên
những nước khôn khéo biết làm việc với Mỹ thường thương lượng, dàn xếp
mọi vấn đề trước khi gặp nhau để chính thức hoá.
Thứ ba, phải
tìm hiểu thấu đáo hệ thống quyền lực chính trị ở Mỹ. Chúng ta đều biết
rằng cơ quan quyền lực cao nhất và mạnh nhất ở Mỹ là Quốc hội - gồm Hạ
viện với 435 dân biểu có nhiệm kỳ 2 năm và Thượng viện với 100 thượng
nghị sĩ có nhiệm kỳ 6 năm. Hiến pháp Mỹ quy định nhiệm kỳ 2 năm cho dân
biểu là để các vị này luôn bị áp lực phải phục vụ dân vì phải đi vận
động dân bầu lại cho mình 2 năm một lần. Vai trò của thượng nghị sĩ là
để cân bằng những đòi hỏi quá đáng từ Hạ viện vì các thượng nghị sĩ
không bị áp lực tranh cử nặng nề như các dân biểu. Quyền lực của Quốc
hội phần lớn dựa trên vai trò làm luật theo nhu cầu, nguyện vọng của dân
và chuẩn chi ngân sách nhà nước. Do Quốc hội Mỹ nắm hầu bao nên cơ quan
này có quyền chi phối mọi hoạt động của cơ quan hành pháp. Tổng thống
có ký hiệp định với quốc gia nào mà Quốc hội không duyệt thì hiệp định
đó sẽ không có hiệu lực. Quốc hội muốn gì, nếu không ảnh hưởng lớn đến
an ninh, quyền lợi, chiến lược của quốc gia thì thông thường phía hành
pháp đều xuôi theo. ở Mỹ, Quốc hội thực sự là cánh cửa để doanh nghiệp,
tập thể, hội đoàn tác động trực tiếp nhằm cải thiện quyền lợi của họ.
Thứ tư,
tại Mỹ, khi có xung đột quyền lợi thì một trong những nguyên tắc chính
để tạo cân bằng là thương lượng. Khi hai bên không thể tự giải quyết ổn
thoả thì mới đem nhau ra toà hay để cho phía thứ ba đứng ra giải quyết.
Đây là giải pháp cuối cùng vì rất tốn chi phí và thời gian.
Đầu
tư vào các hoạt động lobby khá tốn kém. Nhưng đây là phương pháp ngừa
bệnh cho nên thực ra còn rẻ hơn nhiều so với chi phí chữa bệnh. Kinh
nghiệm của các nước làm lobby hữu hiệu với Mỹ là dùng các chuyên gia
lobby có thế lực ở Mỹ. Người nước ngoài khó có kiến thức, quan hệ, tư
cách pháp nhân cần thiết để tiếp cận dễ dàng với chính giới Mỹ. Trong
phạm trù kinh tế, thương mại, nếu muốn làm ăn trên quy mô lớn và lâu dài
với Mỹ thì cần phải có một chiến lược, chương trình lobby cụ thể./.
SOURCE: TẠP CHÍ KINH TẾ VÀ DỰ BÁO SỐ 10 (426) THÁNG 5 NĂM 2009
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)